SaDecFriends
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SaDecFriends

I Love SaDec
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Top 10: Những bài diễn thuyết Nổi tiếng nhất thế kỷ 20

Go down 
Tác giảThông điệp
PHONGGANHHAO
Tú tài
Tú tài
PHONGGANHHAO


Nam
Tổng số bài gửi : 357
Age : 47
Đến từ : Nha Mân - Châu Thành - Đồng Tháp
Họ & tên thật : Trần Thanh Phong
Trường - Niên khoá : Do Chieu - 1994 - 1995
Registration date : 11/06/2008

Top 10: Những bài diễn thuyết Nổi tiếng nhất thế kỷ 20 Empty
Bài gửiTiêu đề: Top 10: Những bài diễn thuyết Nổi tiếng nhất thế kỷ 20   Top 10: Những bài diễn thuyết Nổi tiếng nhất thế kỷ 20 EmptyWed Jul 16, 2008 12:11 am

Top 10: Những bài diễn thuyết Nổi tiếng nhất thế kỷ 20

Những bài diễn thuyết của các các nguyên thủ quốc gia, các nhà hoạt động xã hội, các chính khách lỗi lạc… không những chỉ đơn giản là một thông điệp có tính xã hội hóa cao, tác động rộng lớn. Hơn những thế, chúng còn là một phần của văn hóa nhân loại,


Những bài diễn thuyết của các các nguyên thủ quốc gia, các nhà hoạt động xã hội, các chính khách lỗi lạc… không những chỉ đơn giản là một thông điệp có tính xã hội hóa cao, tác động rộng lớn. Hơn những thế, chúng còn là một phần của văn hóa nhân loại, có sức lay động lòng người và còn nguyên tính thời sự dù trãi qua những thời điểm biến đổi trong lịch sử nhân loại. Tìm kiếm, chọn lọc những bài diễn văn nổi tiếng nhất thế kỷ 20 vẫn còn là việc làm mất nhiều thời gian của các nhà văn, các nhà sử học. Xin giới thiệu tới bạn đọc dưới đây danh sách top 10 bài diễn thuyết đáng nhớ nhất trong thế kỷ 20.

1. George Bush – Trật tự thế giới mới:

Năm 1991, thế giới chuyển hướng sang một bước ngoặt mới mà nó chưa hề trãi qua trong lịch sử. Cuộc chiến tranh lạnh kéo dài dai dẵng đã chính thức kết thúc, cộng đồng quốc tế hướng sự chú ý vào Trung đông. Ngày 6/03 năm đó, Tổng thống Mỹ George Herbert Walker Bush đứng trên diễn đàn, đọc một bài diễn văn quan trọng trước quốc hội phản ảnh chính sách ngoại giao của chính phủ Mỹ thời bấy giờ.
Trong khi bài diễn văn ở một nghĩa nào đó nêu lên những toan tính của nước Mỹ sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, không chỉ vậy nó còn mang một thông điệp lớn lao hơn nữa. Bush bàn đến một khái niệm mới gọi là Trật tự thế giới mới – cái mà ông mô tả như là một nỗ lực tái thiết hướng tới một thế giới đoàn kết toàn diện. Tuy nhiên, những chính trị gia đối lập cho rằng nội dung của bài diễn văn đó chỉ nhằm thể hiện mong muốn của Mỹ là trở thành một ‘sen đầm quốc tế’ – một sức mạnh duy nhất thống lĩnh, kiểm soát tất cả các quốc gia toàn cầu.

Trích đoạn: “Ngày nay, chúng ta có thể thấy một thế giới mới trong tầm ngắm. Một thế giới trong đó có một triển vọng về một trật tự mới”.

2. Malcolm X – Thách thức cộng đồng Mỹ gốc Phi:

Malcolm Little đã sớm vướng vào cuộc sống tội lỗi, đã từng phải ngồi tù 6 năm cho tội ăn trộm. Sau khi mãn hạn tù, Malcolm Little nổi lên với cái tên mới: Malcolm X, tự học và được nhận vào truyền dạy cho những người Hồi giáo. Malcolm X trở thành một chiến sĩ tử vì đạo trong tổ chức Hồi giáo Quốc gia và kêu gọi cộng đồng người Mỹ gốc Phi đứng lên đấu tranh vì quyền lợi của họ. Sau khi bất hòa với lãnh tụ tinh thần của tổ chức Hồi giáo Quốc gia thời đó - Elijah Muhammad, Malcolm X – một người lúc đó còn nổi tiếng hơn cả lãnh tụ Muhammad, bị yêu cầu phải im lặng và từ bỏ các chiến dịch tranh đấu nhân quyền.

Ngày 8/03/1964, Malcolm X chính thức tuyên bố rời bỏ tổ chức Hồi giáo Quốc gia và thành lập tổ chức của riêng mình có tên gọi Tổ chức Thống nhất Người Mỹ gốc Phi. Trong bài diễn văn cũng được đọc tại Thành phố New York, Malcolm X cho rằng Mục sư Martin Luther King là một người đi ngược các sứ mệnh công dân. Malcolm X luôn tin rằng quần chúng phải tự bảo vệ bằng bất cứ phương thức nào cần thiết (trong khi Martin Luther King chủ trương đấu tranh bất bạo động).

Trích đoạn: “Sẽ không có hòa hợp giữa người da đen và da trắng cho đến khi có sự hòa hợp của người da đen trước tiên”.

3. Ronald Reagan – Tây Đức:

Sau chiến tranh thế giới thứ II, Liên xô nổi lên như một kẻ thù mới của các thế lực phương Tây. Nước Đức bị chia cắt làm hai, phần phía Đông bị chiếm đóng và kiểm soát bởi Cộng sản. Để ngăn cản dòng người Đồng Berlin tỵ nạn ồ ạt đổ về hướng Tây, một bức tường khổng lồ được xây dựng thành biên giới ngăn cách ngay giữa thành phố vào năm 1961. Trong suốt ba thập niên, bức tường này trở thành biểu tượng của sự kiểm soát của chính quyền cộng sản.

Vào ngày 12/06/1987, Tổng thống Reagan dừng chân ở Tây Berlin và phát biểu trước cổng Brandenburg để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 750 của thành phố. Trước lợi thế của xu thế mở cửa, cởi mở của Moscow, Reagan lên tiếng phê phán chủ nghĩa cộng sản và kêu gọi tháo bỏ bức tường Berlin. Chính những lời kêu gọi này đã dẫn đến một phong trào lên tiếng kêu gọi tự do. Và nó mang lại tác dụng, khi cuối cùng bức tường được khai thông vào năm 1989 và cuối cùng bị giật sập vào năm 1990.

3 Trích đoạn: “Mr. Gorbachev, hãy mở cổng này!, Mr. Gorbachev, hãy giật đổ bức tường này!”

4. John F. Kennedy – Con người trên mặt trăng:

Sau khi cuộc chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, chiến tranh lạnh giữa hai thế cực tư bản và cộng sản trở nên quyết luyệt, dữ dội. Trước hết là cuộc chạy đua về mặt quân sự, vũ khí hạt nhân luôn được đặt trong tình trạng sẵn sàng khai hỏa. Kế đến là cuộc chạy đua trong không gian, với hai siêu cường quyết tâm trở thành quốc gia đầu tiên đưa người vào vũ trụ. Nhưng vào ngày 12/09/1962, Tổng thống Kennedy đã chiếm ưu thế.

Trong khi phía Xô viết luôn dẫn đầu trong công cuộc thám hiểm không gian, Kennedy tuyên bố tại Đại học Rice University (Houston, Texas) rằng nước Mỹ sẽ bằng mọi nỗ lực đưa người lên mặt trăng vào cuối thập niên. Mặc dù, ông ta đã tuyên bố vấn đề này sớm hơn 1 năm (25/05/1961), bài diễn văn này tái xác nhận cam kết của ông ta trong nhiệm vụ thám hiểm mặt trăng, và điều đó thành sự thật. Nó mang đến cho người Mỹ một giấc mơ, một mục tiêu chung và là nguyên nhân của niềm tự hào quốc gia.

Trích đoạn: “Chúng ta chọn lựa thám hiểm mặt trăng trong thập kỷ này và làm nhiều việc khác, không phải vì chúng dễ dàng, mà bởi vì chúng rất khó khăn và đầy thử thách”.

5. Lou Gehrig – từ giã bóng chày:

Trong nửa đầu thế kỷ 20, bóng chày chỉ là một quá khứ đối với nước Mỹ như chưa hề xãy ra như vậy trước kia. Các trận đấu cực kỳ sôi động, các cầu thủ rất điệu nghệ và nhiệt tình, và các cổ động viên thì tìm thấy được một trò chơi ngoài trời hào hứng. Trong đời đại có quá nhiều những anh hùng từ đời thực, Lou Gehrig là một nhân vật vĩ đại. Anh ta là một tay chơi siêu đẳng với kỷ lục 2 130 trận liên tục.

Rủi thay, anh ta bị chẩn đoán với chứng bệnh teo cơ, thế là sự nghiệp lẫy lừng 17 năm với đội New York Yankees đến đoạn kết. Vào ngày 04/07/1939, một buổi lễ được tổ chức tại sân vận động Yankee Stadium để vinh danh Lou Gehrig – “Con ngựa sắt”. Anh ta nhận được vô số giải thưởng, và cuối cùng phải tuyên bố giải nghệ, từ giả sân bóng trước đám đông 60 ngàn người. Anh ta đề cập đến căn bệnh của mình, nhưng phần lớn thời gian nói về tình yêu đối với môn bóng chày.

Trích đoạn: “Tôi cho rằng mình là một người may mắn nhất trên hành tinh này”.

6. Mẹ Teresa - National Prayer Breakfast:

Agnes Gonxha Bojaxhiu, được thế giới biết đến với một cái tên huyền thoại Mẹ Teresa – hiểu được rằng thế kỷ 20 là thời điểm của những đau khổ, chịu đựng cùng cực nhất. Bà trở thành nữ tu sĩ Thiên chúa giáo ở tuổi 18 và từ bỏ quê hương để đến làm việc thiện nguyện tại Calcutta. Tuy nhiên, năm 1948 – bà cho rằng mình chưa cống hiến hết sức mình nên rời nhà trường nơi bà giảng dạy để thành lập Missionaries of Charity. Trong suốt phần còn lại của cuộc đời, bà đã làm hết sức mình để giúp đở những người nghèo cùng khổ tại Aán độ.

Ngày 03/02/1994, Mẹ Teresa được lưỡng viện Hoa kỳ mời đến Washington để tham gia National Prayer Breakfast. Bài diễn văn của Bà được diễn đạt dưới hình thức một lời khẩn cầu làm cho các cường quốc Tây Phương quan tâm nhiều hơn đến trẻ em. Bà cũng lên tiếng chống lại việc nạo phá thai. Hành động của bà khởi nguồn cảm hứng cho hàng triệu người khác khắp nơi trên thế giới. Cho đến ngày nay, tổ chức thiện nguyện của bà là tổ chức duy nhất của Thiên chúa giáo có số thành viên tiếp tục gia tăng.

Trích đoạn: “Chúng ta hãy có cùng một cam kết – rằng sẽ không có bất cứ đứa trẻ nào bị bất hạnh, bỉ bỏ rơi, bị thiếu tình yêu, thiếu chăm sóc, bị giết hại hay bị vứt bỏ. Và hãy hiến tặng cho đến tận cùng – với một nụ cười”.

7. Richard M. Nixon – Hiệp ước hòa bình Việt nam:

Người Mỹ dính líu đến cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ trong vòng một thập niên, nhưng sự hỗn độn, bất ổn trong khu vực đã kéo dài nhiều hơn thế nữa. Trước 1968, trong xã hội Mỹ có một quan điểm đã trở nên phổ biến lúc đó cho rằng cuộc chiến tranh không có nghĩa gì ngoài một sự sa lầy, phi chính nghĩa đã cướp đi sinh mạng của bao nhiêu lính Mỹ. Năm đó, những vòng hòa đàm bí mật được tiến hành giữa chính quyền Nixon và đại diện của chính phủ Bắc Việt Nam. Nó mất 5 năm để đến ngày 23/01/1973, tổng thống Nixon tuyên bố trước quốc gia rằng đã đạt được một hiệp ước hòa bình.
Từ Washington, Nixon giải thích rằng một nền hòa bình bằng mọi giá cần phải được tránh, những gì được thừa nhận phải là hòa bình trong danh dự. Bốn ngày sau đó, bản hiệp ước được ký kết và quân đội Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Đông Nam Á. Hai năm sau, khi người Mỹ cuối cùng rút lui, Sài gòn sụp đổ.

Trích đoạn: “Điều quan trọng là không phải là đề cập đến hòa bình, nhưng phải đạt được hòa bình và đạt được hòa bình đúng nghĩa. Điều này chúng ta đã làm được”.

8. Franklin D. Roosevelt – Tuyên bố chiến tranh:

Một trong những tác động của thời kỳ đại suy thoái là làm cho nước Mỹ bị cô lập với phần còn lại của thế giới. Cả đất nước trong tình trạng bi quan, và xu hướng chung ta hàn gắn những ‘vết thương’ quốc nội trước khi tham gia vào chính trường thời sự quốc tế. Kết quả là, nước Mỹ chọn không giúp Anh vào thời gian đầu của thế chiến II.

Nhưng ngày 07/12/1941 – một ngày được nhớ như một sự sỉ nhục – Nhật bản ồ ạt tấn công hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng. Ngày kế tiếp, 08/12 – Tổng thống Roosevelt yêu cầu quốc hội chuẩn y việc tuyên chiến trong một bài diễn văn cảm động. Những sự kiện trong buổi sáng chủ nhật kinh khiếp đó cùng với bài diễn thuyết gây cảm hứng của Tổng thống đã thúc giục nước Mỹ vào cuộc chiến – và chiến thắng – trong cuộc chiến quân sự khốc liệt nhất trong lịch sử.

Trích đoạn: “Không cần biết chúng ta cần bao lâu để vượt qua được sự xâm lược có toan tính này, người Mỹ – với tất cả sức mạnh của công lý và lẽ phải sẽ đi đến chiến thắng một cách tuyệt đối.”

9. Martin Luther King, Jr. – Cuộc diễn hành tại Washington:

Tương tự như nhiều vĩ nhân, Martin Luther King không phải là người được chuẩn bị để trở thành vĩ nhân. Ông ta chỉ là một mục sư bình thường tại hạt Montgomery (Alabama) cho đến sự kiện nổi tiếng 382 ngày tẩy chay của hệ thống xe bus thành phố. Ông ta tham gia vào sự kiện bằng cách vận động cộng đồng người da đen. Sau đó, ông đi khắp đất nước hỗ trợ các cộng đồng sắc tộc tự tổ chức các cuộc diễu hành đòi nhân quyền.

Sự phản kháng mạnh mẽ nhất của Martin Luther King, tuy nhiên xuất hiện ngày 28/08/1963 với sự kiện sau này được biết đến là Cuộc diễn hành tại Washington. Nói chuyện trước đám đông 200 ngàn người nhiều chủng tộc, nhiều màu gia, đa tôn giáo, King đề cập đến sự phân biệt chủng tộc, đến sự đấu tranh bất bạo động và tương lai thế giới. Lý thú thay, phần quan trọng nhất của bài diễn văn (“Tôi có một giấc mơ”) thực tế được ứng khẩu tại chỗ. Cảm hứng từ học thuyết Gandhi, sự ủng hộ tích cực của King vào chủ trương bất bạo động đã mang lại cho King Giải Nobel Hòa Bình năm 1964.

Trích đoạn: “Tôi có một giấc mơ…”

10. John F. Kennedy – Diễn văn nhậm chức:

Mặc dù John F. Kennedy thường được đề cập như Tổng thống Mỹ vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ, và với nhiều người ông còn được tôn sùng như một đấng cứu thế – ông được trúng cử tổng thống với chỉ 115 ngàn phiếu cách biệt. Không những ông là Tổng thống theo dòng Thiên Chúa La Mã đầu tiên mà còn là một Tổng thống trẻ nhất (43 tuổi). Ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 35 vào ngày 20/01/1961 tại bậc thềm trụ sở quốc hội Mỹ.

Tuổi trẻ của ông là đại diện cho một thế hệ trẻ với khát vọng thay đổi. Oâng kêu gọi dân chúng Mỹ tham gia vào công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, vĩ đại hơn. Chính bài diễn văn nhậm chức đã dẫn đến sự xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc và kêu gọi người Mỹ chấp nhận trách nhiệm của một đất nước dẫn đầu thế giới và chấp nhận những thách thức mới.

Trích đoạn: “Đừng hỏi đất nước đã cho bạn những gì, hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho đất nước”.
Về Đầu Trang Go down
 
Top 10: Những bài diễn thuyết Nổi tiếng nhất thế kỷ 20
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mỹ - Nga hợp tác chế tạo phi thuyền

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
SaDecFriends :: Quán cóc :: Bản tin :: Văn hoá - Giải Trí-
Chuyển đến