SaDecFriends
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SaDecFriends

I Love SaDec
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Lịch sử phát triển và hình thành của SaĐéc

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Administrators
Trung học cơ sở
Trung học cơ sở
Administrators


Nam
Tổng số bài gửi : 157
Age : 32
Đến từ : SaĐéc
Họ & tên thật : Đỗ Minh Trí
Trường - Niên khoá : THPT SaĐéc - 2006/2009
Registration date : 05/06/2008

Lịch sử phát triển và hình thành của SaĐéc Empty
Bài gửiTiêu đề: Lịch sử phát triển và hình thành của SaĐéc   Lịch sử phát triển và hình thành của SaĐéc EmptyWed Jun 11, 2008 9:10 am

Sa Đéc là tỉnh cũ ở Nam Bộ Việt Nam, thành lập tháng 12 năm 1899.

THỜI PHÁP THUỘC


Sau khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây Nam Kỳ (1867), thì năm sau (1868) địa bàn tỉnh An Giang thời "Nam Kỳ lục tỉnh" trước đây được chia thành 3 hạt: hạt Châu Đốc (phủ Tuy Biên cũ), hạt Sa Đéc (phủ Tân Thành), và hạt Ba Xuyên. Theo Nghị định của Thống Đốc Nam Kỳ Bonard ngày 1 tháng 1 năm 1868, hạt Sa Đéc gồm 3 huyện (An Xuyên, Vĩnh An và Phong Phú) và trị sở (gọi là Tòa bố) đặt tại Sa Đéc.

Năm 1876 Sa Đéc trở thành một hạt tham biện (arrondissement) thuộc khu vực hành chính (circonscription) Vĩnh Long do thực dân Pháp đặt ra.

Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Sa Đéc trở thành tỉnh Sa Đéc. Tỉnh Sa Đéc nằm ở hai bên sông Tiền Giang, giáp các tỉnh Long Xuyên, Tân An, Vĩnh Long, Cần Thơ và Mỹ Tho. Tỉnh lỵ là thị xã Sa Đéc. Dân số tỉnh Sa Đéc theo số liệu thống kê năm 1901 là 182.924 người và năm 1920 là 203.588 người.

Từ ngày 9 tháng 2 năm 1913 đến ngày 9 tháng 2 năm 1924, Sa Đéc được nhập vào tỉnh Vĩnh Long, sau đó lại tái lập tỉnh.


Lịch sử phát triển và hình thành của SaĐéc 441px-Southvietmap
Bản đồ hành chính Việt Nam Cộng hòa năm 1967, cho thấy địa giới tỉnh Sa Đéc


THỜI KỲ 1945-1975

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), Sa Đéc là một trong số 21 tỉnh của Nam Bộ.

Ngày 14/5/1949, huyện Lấp Vò được nhập vào tỉnh Sa Đéc.

Tháng 6 năm 1951, chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sáp nhập tỉnh Sa Đéc với tỉnh Long Châu Tiền thành tỉnh Long Châu Sa. Tuy nhiên việc này không được chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại công nhận. Tỉnh Long Châu Sa tồn tại đến năm 1954 và tỉnh Sa Đéc được tái lập.

Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bỏ tỉnh Sa Đéc, phần bắc tỉnh này ở bờ trái (bờ bắc) sông Tiền nhập vào tỉnh Kiến Phong, phần nam tỉnh này ở bờ phải (bờ nam) sông Tiền (giữa sông Tiền và sông Hậu, gồm các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành, thị xã Sa Đéc) nhập vào tỉnh Vĩnh Long.

Ngày 24/9/1966, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khôi phục lại tỉnh Sa Đéc. Tỉnh Sa Đéc mới tách ra từ tỉnh Vĩnh Long, chỉ gồm phần đất nằm giữa hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang, với diện tích khoảng 900 km². Sa Đéc phía bắc giáp tỉnh Kiến Phong, phía đông giáp tỉnh Định Tường, phía đông và đông nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía tây nam giáp tỉnh Phong Dinh và phía tây giáp tỉnh An Giang. Tỉnh có 4 quận:

* Lấp Vò, gồm 2 tổng Phú Thượng và Phong Thới với 8 xã.
* Sa Đéc, gồm 3 tổng An Thạnh, An Thới và An Trung với 13 xã. Đến ngày 14/2/1968 đổi tên thành quận Đức Thịnh.
* Đức Thành, gồm 3 tổng An Khương, Ti Thiện và Tiến Nghĩa với 8 xã.
* Đức Tôn, gồm 2 tổng An Mỹ Đông và An Mỹ Tây với 7 xã.

Từ tháng 2 năm 1976, tỉnh Sa Đéc được sáp nhập với tỉnh Kiến Phong thành tỉnh Đồng Tháp.

Về Đầu Trang Go down
PHONGGANHHAO
Tú tài
Tú tài
PHONGGANHHAO


Nam
Tổng số bài gửi : 357
Age : 47
Đến từ : Nha Mân - Châu Thành - Đồng Tháp
Họ & tên thật : Trần Thanh Phong
Trường - Niên khoá : Do Chieu - 1994 - 1995
Registration date : 11/06/2008

Lịch sử phát triển và hình thành của SaĐéc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và hình thành của SaĐéc   Lịch sử phát triển và hình thành của SaĐéc EmptyFri Jun 20, 2008 4:01 pm

Sa Đéc


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Bài này nói về thị xã Sa Đéc, về tỉnh cũ cùng tên xem bài Sa Đéc (tỉnh).
Sa Đéc
Địa lý
Trụ sở Ủy ban Nhân dân: 530a quốc lộ 80, khóm 4, phường 1, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Vị trí: Nam sông Tiền, Bắc Sông Hậu
Diện tích: 57,86 km²
Số phường/xã: 6 phường, 3 xã
Dân số
Số dân: khoảng 105000
- Nông thôn %
- Thành thị %
Mật độ: 1776 người/km²
Thành phần dân tộc: Việt, Hoa, Khmer
Hành chính
Chủ tịch Hội đồng nhân dân: Trần Thành Quang
Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Tống Kim Quảng
Thông tin khác
Điện thoại trụ sở: 067.861530
Số fax trụ sở:
Địa chỉ mạng:

Sa Đéc là một thị xã của tỉnh Đồng Tháp, được công nhận là đô thị loại 3 vào quý 1 năm 2007 và đang phấn đấu trở thành Thành Phố Sa Đéc vào năm 2010.

Địa lý - Hành chính

Sa Đéc cách Thành phố Hồ Chí Minh 140 km về phía tây nam. Phía bắc giáp sông Tiền, phía tây bắc giáp huyện Lấp Vò, tây nam giáp huyện Lai Vung, phía đông giáp huyện Cao Lãnh, phía nam giáp huyện Châu Thành.Diện tích là 5.785,89 ha, với dân số khoảng 103000 người. Thị xã có quốc lộ 80 chạy qua ở giữa và sông Sa Đéc ở phía đông, ngoài ra còn có tỉnh lộ 848 chạy qua rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, đây còn là nơi khởi nguồn của rạch Cần Thơ (thường được gọi là Rạch Rắn), nên cũng khá dễ dàng giao thông buôn bán với khu vực phía nam sông Hậu.

Sa Đéc gồm 6 phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường An Hoà, phường Tân Quy Đông và 3 xã: Tân Quy Tây, Tân Khánh Đông, Tân Phú Đông.

Hiện nay, Sa Đéc đã trở thành khu đô thị loại 3, trung tâm kinh tế, tài chính và là đô thị công nghiệp phát triển, tập trung đến ba trong năm khu công nghiệp của cả tỉnh.

Lịch sử

Trước khi chúa Nguyễn khai phá miền đất phía Nam, Sa Đéc thuộc đất Tầm Phong Long của Thủy Chân Lạp. Khoảng thập niên 1750, Chúa Nguyễn thành lập ba đạo ở miền Tây Nam Bộ trong đó có Đông Khẩu Đạo là thị xã Sa Đéc và một số huyện lân cận. Sa Đéc là một trong những vùng được khai phá sau cùng ở Tây Nam Bộ. Suốt một thời gian dài , Sa Đéc là khu chợ sung túc nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ đứng sau Sài Gòn, mãi cho đến khi Cần Thơ được hình thành.

Năm 1899 tỉnh Sa Đéc được thành lập bao gồm các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành ngày nay. Trước đó từng là phủ lị phủ Kiến Đăng, tỉnh Định Tường. Từ ngày 9 tháng 2 năm 1913 đến ngày 9 tháng 2 năm 1924, Sa Đéc được nhập vào tỉnh Vĩnh Long, sau đó lại tái lập tỉnh.
Tượng đài chiến thắng Trần Phú
Tượng đài chiến thắng Trần Phú

Trong thời kì trước giải phóng, Sa Đéc là một khu vực quân sự, chính trị quan trọng của Hoa Kỳ với một căn cứ tọa lạc tại trường Cao Đẳng Nghề Đồng Tháp ngày nay mà người dân vẫn quen gọi là thành Mỹ. Nhưng những hoạt động cách mạng không vì thế mà suy giảm, vẫn có những cơ sở đảng được thành lập và được người dân che chở.

Từ tháng 2 năm 1976, tỉnh Sa Đéc được sáp nhập với tỉnh Kiến Phong thành tỉnh Đồng Tháp. Sa Đéc vẫn là là tỉnh lị tỉnh Đồng Tháp cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1994.

Như vậy Sa Đéc là một trong những đô thị lâu đời nhất ở Tây Nam Bộ với khoảng hơn 250 năm thành lập

Nhiều người cho rằng Sa Đéc theo tiếng Khmer nghĩa là "chợ sắt". Tuy nhiên Sơn Nam và nhiều nhà nghiên cứu khác không chắc chắn lắm với luận điểm này.

Kinh tế

Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí nói Sa Đéc (Đồng Tháp) là vùng "lưu thông quán khái" (sông sâu nước chảy), đất đai phì nhiêu, giao thông thủy tiện lợi, nối liền hai miền Tiền và Hậu Giang".

Lần hồi, với vị trí địa lý đặc biệt của mình, "Sa Đéc vừa là trung tâm sản xuất vừa là trung tâm thu gom, tập kết lúa gạo, lâm thủy sản và hàng hóa khác của địa phương, rồi dùng phương tiện vận tải thủy, chuyên chở lên bán tận Sài Gòn, Nam Vang (Phnom Penh, Campuchia) và nhiều nơi khác, rồi thu mua hàng hóa ở các nơi này, chở về bán lại cho địa phương nhà".

Theo ông Tống Kim Quảng, Chủ tịch UBND thị xã Sa Đéc, tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2006 của thị xã tăng 19,04%; trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 26,06%, thương mại – dịch vụ tăng 16,87%, nông lâm thủy sản tăng 6,5%.

Năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP của thị xã là 22%, thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 18 triệu đồng- mức cao nhất toàn tỉnh. Nếu như năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã đạt trên 1.374 tỷ đồng (tăng 26,47% so với năm 2005), thì năm 2007 ước đạt trên 1.899 tỷ đồng (cao nhất so với các địa phương trong tỉnh), tăng 41,91% so với năm 2006.

Trong 4 tháng đầu năm 2008, nền kinh tế của thị xã này tiếp tục có những diễn biến tốt, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 23,53%, tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 26,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 55,45%; thu - chi ngân sách đảm bảo tiến độ.

Công nghiệp

Ước tính ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 33,84% trong tổng cơ cấu GDP của thị xã.

Khu công nghiệp Sa Đéc

Ngày nay, toàn thị xã có 3 khu công nghiệp là A và C và khu B đang xây dựng. Khu công nghiệp C90 có diện tích 180 ha nằm ở mạn bắc thị xã; tập trung sản xuất, chế biến các mặt hàng nông lâm thủy sản, với một cảng nước sâu có thể chứa tàu 500 tấn. Khu công nghiệp A90 có diện tích 140 ha, ở phía tây bắc thị xã. Các khu công nghiệp này có ảnh hưởng tác động không những với thị xã mà với các khu vực lân cận như Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành và đang là nơi thu hút nguồn lao động lớn. Do có vị trí trung tâm, nơi đây còn là đầu mối chính chuyển hàng hoá từ TP. Hồ Chí Minh về các huyện xung quanh và là đầu mối thu hút nhiều nguồn nông sản từ các tỉnh khác về để chế biến xuất khẩu.

Thương mại, dịch vụ

Ngành thương mại – dịch vụ chiếm 57,68% trong tổng cơ cấu GDP của thị xã, có tốc độ phát triển nhanh, phân bố rộng khắp toàn địa bàn. Do đó thị xã được xem là đầu mối dịch vụ hàng đầu của toàn tỉnh.

Hiện tại thị xã Sa Đéc có khá nhiều điểm buôn bán tập trung mà điển hình nhất là khu Trung tâm thương mại thị xã bao gồm : Chợ Sa Đéc, Siêu Thị Vinatex Sa Đéc, khu vực chợ Nàng Hai,...
Trung tâm thương mại thị xã Sa Đéc

Phía đông nam là Bến xe Sa Đéc và Cảng Saigonshipmarin Đồng Tháp II có công suất 500 tấn - một cảng quan trọng trong hệ thống cảng miền Nam có thể đón tàu có trọng tải lớn và là nơi trung chuyển hàng hóa của tỉnh.

Nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng thấp nhất-8,48% trong cơ cấu GDP. Điều đó đã thể hiện nên quá trình đô thị hóa của thị xã.

Sa Đéc nổi tiếng với nghề trồng hoa mà tiêu biểu nhất là làng hoa Tân Quy Đông. Mỗi độ Tết về, nơi đây lại ngập tràn hương sắc, với đủ mọi loại hoa đa dạng. Ngoài ra, còn có các làng nghề nổi tiếng như Làng bột và bánh phồng tôm Sa Giang . Đặc biệt, hủ tíu Sa Đéc là một trong những loại hủ tíu ngon nhất đồng bằng và đựoc hầu hết các tỉnh biết đến.

Du lịch

Làng hoa Sa Đéc - một trong những làng hoa lớn nhất Việt Nam, có diện tích trên 250ha với gần 2.000 hộ làm nghề. Ở đây có tới 1.000 chủng loại hoa. Nhờ sự khéo léo của người trồng hoa, chăm hoa; nhờ khí hậu thích hợp, hoa Sa Đéc đẹp có tiếng. Hoa Sa Đéc được xuất đi các tỉnh thành và cả sang Lào, Campuchia và Trung Quốc. ngoài ra còn có khu nhà cổ của ông Huỳnh Thủy Lê tại bờ kè Nguyễn Huệ và bên cạnh đó còn có chợ đêm nhộn nhịp. Nhưng cơ sở hạ tầng du lịch nhất là khách sạn còn rất ít hiện tại chỉ có 2 khách sạn 2 sao là: Bông Hồng và Sa Đéc, và một số khách sạn 1 sao.


Là một thị xã lâu đời, được hình thành gần như cùng lúc với Sài Gòn và cũng là 1 đô thị vệ tinh của Sài Gòn trước đây nên vùng có rất nhiều chùa miếu, nơi thờ tự. Được mệnh danh là đô thị có nhiều chùa , miếu nhất tỉnh Đồng Tháp. Đặc biệt nhất là chùa Kiến An Cung - di tích lịch sử cấp quốc gia. Bên cạnh đó còn có nhiều di tích cấp tỉnh như: Chùa Hương, chùa Bà Thiên Hậu, đình thần Vĩnh Phước, v.v. Tất cả đều mang nhiều dấu ấn của văn hóa Trung Hoa. Ngoài ra, Sa Đéc còn có 17 ngôi nhà cổ được xây cất vào những năm 1900 đều mang dấu ấn của kiến trúc Pháp.

Hầu như bất kỳ du khách Pháp nào đến Sa Đéc đều đã từng ghé qua trường tiểu học Trưng Vương, một ngôi trường được xây dựng thời Pháp thuộc với nét kiến trúc khá hiện đại thời bấy giờ.

Nhân vật nổi tiếng

Sa Đéc là nơi sinh ra nhiều trí thức, nhân tài và những người có truyền thống cách mạng, tiêu biểu là:

* Bà Nguyễn Thị Bình- nguyên phó Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
* Bác Lưu Văn Lang - kĩ sư đầu tiên của Đông Dương và châu Á,
* Đào Thiên Hải- Đại kiện tướng cờ vua đầu tiên của Việt Nam
* Cô giáo Ngài( tức cô Trần Thị Nhượng),
* Anh hùng Phan Văn Út.

Bên cạnh đó thị xã nhỏ bé này còn được biết đến như là nơi đã xảy ra chuyện tình giữa nhà vănMarguerite Duras và ông Huỳnh Thủy Lê, để rồi sao này khi trở về Pháp bà đã viết nên quyển tiểu thuyết nổi tiếng Người tình.

Giáo dục

Đây là nơi có truyền thống hiếu học rất lâu đời của tỉnh Đồng Tháp. Nhiều năm liền Sa Đéc luôn dẫn đầu toàn tỉnh về số lượng học sinh giỏi toàn tỉnh. Tiêu biểu trong năm học 2007-2008, đơn vị Sa Đéc đạt 5/7 giải nhất tất cả các môn thi học sinh giỏi THCS của toàn tỉnh. Tại thị xã hiện nay có 4 trường đạt chuẩn quốc gia là trường THCS Trần Thị Nhượng, trường THCS Võ Thị Sáu, trường tiểu học Kim Đồng, trường mẫu giáo Sen Hồng.


Các đơn vị hành chính cấp huyện thị trực thuộc tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam
Thành phố (1): Thành phố Cao Lãnh
Thị xã (1): Thị xã Sa Đéc
Huyện (9): Cao Lãnh | Châu Thành | Hồng Ngự | Lai Vung | Lấp Vò | Tam Nông | Tân Hồng | Thanh Bình | Tháp Mười
Về Đầu Trang Go down
 
Lịch sử phát triển và hình thành của SaĐéc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cõi Tình - Cẩm Vân & Khắc Triệu
» Triển Chiêu quảng cáo bia nè

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
SaDecFriends :: SaĐéc tôi yêu-
Chuyển đến